Giai thoại Mai Xuân Thưởng

Năm 1885 tại trường thi Bình Định, sĩ tử vừa thi xong trường ba, thì nghe tin Kinh thành Huế thất thủ, nên phần đông đều bỏ về. Vào trường tư chỉ còn tám người, mà Mai Xuân Thưởng là một. Khi ban áo mão, quan Chánh chủ khảo tặng tám ông tân khoa một bài thơ luật Đường như sau:

Sơn Hà phong cảnh dị tiền niênHoành giám du khan thử địa huyềnHận mãn xương môn trần ám ngoạiLệ linh văn viện bút đình biênLịch truyền giáo dục ân như hảiBát giải thinh danh thẩm thị tiênNhất dự y quan nan tự ủy,Cương thường khán tử cổ anh hiền.Tạm dịch:Non sông rày đã khác xưaGương nêu tài tuấn còn nêu chốn nầyHận tràn, cung khuyết bụi bayTay cam dừng bút, lệ đầy viện vănBao triều tắm gội biển ânPhẩm tiên tám giải thêm phần thanh caoCân đai trót đã dự vàoCương thường noi dấu anh hào soi chung.

Tương truyền rằng trước khi khảo lại các quyển thi, quan chánh chủ khảo nằm mộng thấy một bà lão cầm tặng một nhánh mai trắng chỉ trổ một bông nhụy vàng cánh trắng, mùi hương nhẹ nhàng. Viên quan vừa đưa tay nâng thì hoa rụng vào nghiên son, và bà lão biến mất. Quan giật mình tỉnh dậy, bâng khuâng không hiểu điềm chi. Khi xét thấy trong tám ông cử nhân có một ông họ Mai, và xem lại quyển văn thì thấy văn chương có khí phách, thì đoán rằng điềm ứng vào Mai Xuân Thưởng, nên ban áo mão xong, quan mời riêng Xuân Thưởng vào dặn:

Lúc này nước nhà mất, một phần lớn do nơi đám sĩ phu. Cho nên làm việc gì cũng phải hết sức thận trọng.Mai Xuân Thưởng lĩnh ý lui ra, trở về nhà khởi binh chống Pháp[10].